Việt Nam
Đặc khu kinh tế: Thực trạng và khát vọng
Phú Quốc (Kiên Giang) cùng với Vân Đồn (Quảng Ninh) và Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) đang mang trong mình khát vọng lớn, vươn mình trở thành những đặc khu kinh tế tầm cỡ khu vực và thế giới. Vậy thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của 3 địa danh này hiện ra sao? Liệu chúng ta có tạo ra được hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách đủ mạnh để tạo bệ phóng cho 3 đặc khu phát triển mạnh mẽ, mang tính bước ngoặt như kỳ vọng?
Du khách lặn biển ngắm san hô ở Phú Quốc. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Bài 1: Phú Quốc vươn mình trỗi dậy
Với tiềm năng và lợi thế được đánh thức, đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang) đang trên đà trỗi dậy mạnh mẽ và vươn mình để trở thành đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (HC-KTĐB).
Không riêng ông chủ Resort Isabella, nhiều nhà đầu tư khác cũng đang đổ về Phú Quốc, nhất là kể từ đầu năm 2014 khi điện lưới quốc gia được kéo ra đảo bằng cáp ngầm xuyên biển. Trên trục đường chính từ thị trấn Dương Đông về phía Nam đảo có hàng loạt các dự án tổ hợp khách sạn, nhà hàng, căn hộ, khu nghỉ dưỡng đã và đang thành hình với không ít dự án của các đại gia tên tuổi như Phú Quốc Marina (Tập đoàn BIM Group), Sonasea Villas & Resort (CEO Group), Mường Thanh Phú Quốc… Ngược lên phía Bắc cũng có hàng loạt khu nghỉ dưỡng, giải trí quy mô từ lớn, trung bình đến nhỏ đã và đang mọc trải dài khắp đảo như Vinpearl Phú Quốc, Vinpearl Safari, Grand World…
Trưởng BQL Khu kinh tế Phú Quốc, ông Nguyễn Thống Nhất cho biết, đến nay trên hòn đảo này có 265 dự án đầu tư còn hiệu lực với diện tích trên 10.500 ha. Trong đó có 197 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư với tổng diện tích trên 7.200 ha và tổng vốn đầu tư đăng ký gần 218.000 tỷ đồng; 31 dự án đã đi vào hoạt động, 24 dự án đang triển khai xây dựng, các dự án còn lại đang hoàn thiện thủ tục đầu tư. Trên địa bàn đến nay có 26 dự án FDI với tổng vốn 290 triệu USD.
Ông Huỳnh Quang Hưng – Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc cho biết, cùng với dự án của các nhà đầu tư, nhiều dự án đầu tư công cũng đã và đang được triển khai trải dài từ Bắc đến Nam đảo như: Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (giai đoạn 2) với tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng; đường trục chính Nam – Bắc đảo, dài 51,5km, vốn đầu tư hơn 2.468 tỷ đồng, đã thực hiện 92%; đường vòng quanh đảo dài gần 100 km, hơn 3.011 tỷ đồng, đã thực hiện 68%; nâng cấp cảng cá An Thới; đê chắn sóng và nạo vét luồng cửa sông Dương Đông; khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Gành Dầu; cảng hành khách quốc tế tại Dương Đông…
Resort Isabella – một trong những resort độc đáo tại xã Cửa Dương. Ảnh: Cảnh Kỳ.
Phát triển nhanh và nóng
Cùng với dòng vốn đầu tư, dòng người du lịch từ các nơi cũng đổ về Phú Quốc ngày một nhiều. Ông Huỳnh Quang Hưng cũng cho biết, những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của huyện đảo trong luôn duy trì ở mức cao (trên 30%), thu ngân sách gấp chục lần so với 10 năm về trước. Đặc biệt, lượng khách du lịch không ngừng tăng cao, năm 2016 tăng 63% so với 2015. Trong 6 tháng đầu năm 2017 Phú Quốc thu hút 987.940 lượt khách du lịch, tăng trên 44% so cùng kỳ, riêng khách quốc tế tăng 77% so với cùng kỳ.
Dòng người từ đất liền đổ ra Phú Quốc tìm kế sinh nhai cũng mỗi ngày một nhiều thêm. Từ An Giang, Trần Văn Phương (25 tuổi) ra Phú Quốc làm thợ sắt tại các công trình xây dựng được hai năm nay. Huy cho biết, mỗi ngày công được trả 300 ngàn đồng, bao luôn cơm, so với giá lao động ở quê là gần gấp đôi. Theo Phương, dù mức giá cả sinh hoạt trên đảo cao hơn so với ở đất liền nhưng bù lại thu nhập tốt nên nhiều người từ các nơi đã ra đây tìm kiếm việc làm, hầu như khắp mọi miền đều có.
Ông Phan Hoàng Tuấn – Chủ tịch UBND xã Cửa Cạn cho biết, trên địa bàn xã Cửa Cạn hiện có hơn 20 dự án được cấp phép, trong đó 4 – 5 dự án đã đi vào hoạt động. Các dự án được triển khai đã giúp bà con trên đảo có nhiều công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập. Nhiều người đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm dịch vụ du lịch sinh thái vườn phục vụ khách tham quan. Đời sống bà con những năm gần đây tương đối ổn định và phát triển nhờ sự đầu tư phát triển đảo.
Phó Chủ tịch Huỳnh Quang Hưng đánh giá, hòn đảo này đang phát triển nhanh-mạnh và nóng, thu hút đông đảo nguồn lao động, nhất là lao động phổ thông từ các nơi khác đến. Cũng theo ông Hưng, thời gian qua, được sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, tỉnh Kiên Giang tập trung các nguồn lực để đầu tư cho quy hoạch phát triển Phú Quốc. Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư cho tới thời điểm này là tương đối hoàn chỉnh, đã có sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế, số lượng phòng khách sạn hiện nay hơn 15.000 phòng, những dự án lớn đang triển khai… Vì phát triển nhanh, mạnh nên nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên đảo Phú Quốc cũng tăng trưởng nóng. Ông Nguyễn Văn Minh –Giám đốc Điện lực Phú Quốc cho biết, tỷ lệ tăng trưởng điện thương phẩm trung bình trên 103,48%/năm, cụ thể sản lượng điện tăng từ 57,4 triệu kWh năm 2013 lên đến 297 triệu kWh (dự kiến) trong năm 2017.
Cùng với thực hiện các quy hoạch theo phê duyệt của Chính phủ, thời gian tới, trọng tâm phát triển của Phú Quốc vẫn là dịch vụ du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, chất lượng cao gắn với vui chơi giải trí cao cấp như casino, safari, cáp treo… Bên cạnh đó tiếp tục đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông… nhằm đáp ứng mức tăng trưởng từ 25 – 30%.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Huỳnh Quang Hưng, việc phát triển nhanh và nóng cũng dẫn đến những mặt trái, trong đó có vấn đề môi trường. Nhà máy xử lý rác thải đang trong giai đoạn hoàn thiện, riêng xử lý nước thải đang rất khó khăn do thiếu vốn. Mặt khác, lao động từ các nơi khác đến đây rất đông nên địa bàn có những hệ lụy về an ninh trật tự, có lúc có nơi còn phức tạp, chưa được đảm bảo. Tình trạng người dân khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến giá bồi thường về đất đai… tăng cao. Việc bao chiếm, lấn chiếm đất do nhà nước quản lý cũng hết sức phức tạp, dù có xử lý nhưng không xuể.
Khách du lịch đến Phú Quốc ngày một nhiều bằng cả đường biển lẫn đường hàng không. Ảnh: Đại Dương.
Quy mô lớn, bộ máy vẫn cấp huyện
Giữa tháng 7 vừa qua, một hội thảo khoa học về cơ chế, chính sách cho đơn vị HC-KTĐB Phú Quốc đã được tổ chức tại đây với sự có mặt của các chuyên gia, nha khoa học. Các diễn giả đã đề xuất, phân tích mô hình tổ chức, hoạt động của chính quyền và các tổ chức liên quan ở đơn vị HC-KTĐB Phú Quốc, xây dựng thể chế vượt trội, nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của đảo ngọc. Theo PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế VN, đơn vị HC-KTĐB Phú Quốc phải cạnh tranh, liên kết quốc tế với các đặc khu khác của khu vực và thế giới, phải xây dựng năng lực cạnh tranh vượt trội cho đơn vị này ở đẳng cấp cao nhất.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu kỳ vọng, với những ưu thế về du lịch sinh thái, biển đảo, là khu du lịch quốc gia, Phú Quốc sẽ có cơ hội bứt phá để phát triển du lịch khi được hưởng những cơ chế, chính sách đặc biệt.
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng nhấn mạnh rằng, cơ chế chính sách đặc biệt là hết sức quan trọng với đơn vị HC-KTĐB Phú Quốc. Theo “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu là xây dựng đảo Phú Quốc thành “Thành phố biển đảo, trung tâm nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái cao cấp, nghiên cứu khoa học công nghệ… của quốc gia và khu vực”.
Tuy nhiên, thực tiễn phát triển của Phú Quốc đã phát sinh những bất cập. Theo ông Hồng, Phú Quốc có quy mô nền kinh tế và khối lượng công việc tương đương với một tỉnh, nhưng tổ chức bộ máy thì vẫn còn là cơ quan cấp huyện. Mặt khác, dù đã được công nhận là đô thị loại II, nhưng bản chất vẫn là chính quyền nông thôn…
Phú Quốc là huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, với diện tích gần 59.000ha, dân số khoảng 120.000 người. Được ví là “đảo ngọc”, Phú Quốc nằm độc lập ở vùng biển Tây Nam, cách TP Rạch Giá (Kiên Giang) khoảng 120km. UBND tỉnh, các sở, ngành của Kiên Giang đã xây dựng đề án thành lập đơn vị HC-KTĐB Phú Quốc, lấy ý kiến nghiên cứu, điều chỉnh hoàn thiện và báo cáo Chính phủ, dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10/2017.
Theo Tiền Phong
Tin mới
-
Đường dây cá độ ở TP HCM bị triệt phá
01-10-2020
Tin khác
-
Đường dây cá độ ở TP HCM bị triệt phá
01-10-2020
Xem nhiều
29-09-2019
Cục Điều tra Tội phạm Mạng Thái Lan vừa xoá sổ hai mạng lưới cờ bạc trực tuyến và thu giữ tài sản trị giá khoảng 200 triệu Baht, tương đương hơn 140 tỷ đồng. Các hiện vật mà cảnh sát Thái Lan thu giữ còn bao gồm 5 chiếc ô tô...Hồ sơ dự án
24-06-2024
Hai tháng sau khi Trung Quốc nới lỏng hạn chế đi lại tới Macau, các sòng bài tại “thủ đô cờ bạc châu Á” vẫn vắng lạnh và vật lộn với tình trạng doanh thu lao dốc. Theo Bloomberg, sau 5 tháng kiệt quệ vì doanh thu gần như bằng...
Nổi bật
24-08-2024
Sòng bạc đầu tiên tại Hội An chuẩn bị mở cửa sau 4 năm thi công Ngày 28/6, dự án Hoiana giai đoạn 1 sẵn sàng mở cửa cho khách hàng trải nghiệm những hạ tầng đầu tiên. Sau 4 năm thi công, dự án khu phức hợp Hoiana dự kiến sẽ khai...
Video
05-09-2019
Cục Điều tra Tội phạm Mạng Thái Lan vừa xoá sổ hai mạng lưới cờ bạc trực tuyến và thu giữ tài sản trị giá khoảng 200 triệu Baht, tương đương hơn 140 tỷ đồng. Các hiện vật mà cảnh sát Thái Lan thu giữ còn bao gồm 5 chiếc ô tô...
Sự kiện
22-03-2023
Ngày 13/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tiền Giang bàn giao hồ sơ và 88 người liên quan cho Công an huyện Gò Công Đông tiếp tục làm rõ về hành vi Đánh bạc. Sau thời gian theo dõi, chiều hôm qua (12/3), trinh sát Phòng cảnh sát hình sự...